You are currently viewing Top 11 vận dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp, bạn cần phải cẩn thận

Top 11 vận dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp, bạn cần phải cẩn thận

Top 11 vận dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp, bạn cần phải cẩn thận

Trong gian bếp nho nhỏ nhưng lại chứa vô vàn các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc nấu nướng. Nếu không sắp xếp gọn gàng, vệ sinh thường xuyên, sử dụng đúng cách thì chúng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là những vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp, bạn cần chú ý.

Thớt

Thớt - nơi chứa nhiều vi khuẩn
Thót – nơi chứa nhiều vi khuẩn

Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong các căn bếp. Chúng được dùng để cắt các loại thịt sống, thịt chín, rau củ quả,…. Thế nhưng, thớt lại chính là vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp bởi chúng chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu tới từ trường Đại học Aiona, Mỹ, trên 1cm2 bề mặt thớt có chứa khoảng 4.000 vi khuẩn, cao gấp 300 lần so với bồn cầu. Nhất là ở thớt dùng thái đồ sống có rất nhiều vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy như salmonella, campylobacter. Ở các vết xước trên bề mặt thớt tồn tại rất nhiều vụn gỗ, nhựa, chỗ ẩn nấp, môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển.

Vì vậy, bạn nên vệ sinh thớt trước và sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể dùng chanh và muối để sát khuẩn, diệt vi trùng. Đồng thời, trong nhà nên có 3 loại thớt: một thớt thái thịt sống, một thớt thái thịt chín và một thớt làm rau củ quả. Hơn nữa, nếu thớt quá cũ, có nhiều vết cắt, vết nứt thì hãy thay thớt mới, không nên tiết kiệm mà rinh bệnh vào người.

2. Nắp chặn rác thải

Nắp chặn rác thải - Vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp
Nắp chặn rác thải – Vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp

Nắp chặn rác thải là vật dụng tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp nhất khi có dòng nước thải chảy qua. Với bề mặt dẹt, tiết diện lớn và có các khe hở giúp nước chảy qua nhưng ngăn được rải thải như nilon, hộp giấy, thức ăn thừa,… không bị cuốn theo dòng nước trôi xuống ống, cống thoát nước.

Do đó, vi khuẩn dễ tích tụ ở đây, gây ra mùi hôi khó chịu. Vì vậy, bạn không nên đặt ngón tay vào đó, nhất là khi đang tháo nước. Nếu chẳng may có làm rơi một vật gì vào đó thì cũng đừng cố kéo nó ra bằng tay, với đồ không quan trọng thì hãy bỏ luôn. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, bạn nên vệ sinh, làm sạch nắp chặn rác thải thường xuyên để giữ vệ sinh bếp sạch sẽ, tránh vi khuẩn lây lan sang chỗ khác.

Máy xay thịt

Máy xay thịt - Một thiết bị nhà bếp nguy hiểm
Máy xay thịt – Một thiết bị nhà bếp nguy hiểm

Hầu hết các gia đình hiện nay đều có cho mình một chiếc máy xay thịt trong gian bếp của mình. Nhằm giúp cho việc xay thịt trở nên đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, loại máy này hoạt động rất mạnh, lưỡi dao sắc bén nên sẽ rất nguy hiểm nếu dùng không đúng cách hoặc lơ là trong quá trình sử dụng. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, đồng thời giữ các ngón tay ở khoảng cách thích hợp với máy.

Máy xay thịt còn trở thành một trong các vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp là do máy có kết cấu khá phức tạp, khiến khâu vệ sinh không được kỹ càng. Điều này đã mang tới cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, để đảm bảo thịt xay đạt chất lượng, hạn chế vi khuẩn phát triển, bạn hãy chú ý trong khâu vệ sinh. Tốt nhất nên tháo máy ra, rửa kỹ từng bộ phận, thậm chí là sát khuẩn lại bằng chanh.

Chảo chống dính

 

Chảo chống dính sinh độc tố khi đun ở nhiệt độ quá cao
Chảo chống dính sinh độc tố khi đun ở nhiệt độ quá cao

Chảo chống dính được tráng một lớp men chống dính – Teflon trên bề mặt chảo. Chính nhờ lớp men này nên trong quá trình chiên xào, nấu nướng, thực phẩm không bị dính lên bề mặt chảo. Bản chất của Teflon không gây độc cho con người. Nhưng nếu chịu tác động nhiệt quá cao, chúng sẽ sản sinh ra chất độc, trộn lẫn vào thức ăn, gây tác động trực tiếp tới sức khỏe như ngộ độc, sảy thai, ung thư,….

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng chảo chống dính đúng cách:

  • Nấu, chiên rán ở nhiệt độ vừa phải.
  • Không để chảo trên bếp nhiệt độ cao quá lâu.
  • Không rửa chảo chống dính khi còn quá nóng.
  • Không dùng miếng cọ rửa bằng kim loại.
  • Tránh dùng vật dụng kim loại để đảo thức ăn trên chảo chống dính.
  • Thay chảo mới khi lớp chống dính bề mặt bị hư hỏng.
  • Lựa chọn chảo chống dính chất lượng cao, từ các thương hiệu nổi tiếng.
  • Sử dụng loại chảo khác để thay thế: chảo gang, chảo nhôm,….

Bếp ga

 

Bếp ga sử dụng không đúng cách có thể gây rò rỉ khí ga, cháy nổ
Bếp ga sử dụng không đúng cách có thể gây rò rỉ khí ga, cháy nổ

Bếp ga là vật dụng thiết yếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây rò rỉ khí ga, làm cháy nổ,… Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân và các thành viên trong gia đình, bạn cần:

  • Lắp đặt bếp ga theo đúng tiêu chuẩn: bạn cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng bếp ga để chọn vị trí lắp đặt bếp, bình ga phù hợp. Tốt nhất, bạn nên nhờ chuyên viên lắp đặt để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, an toàn. Hơn nữa, sau khi lắp xong, bạn cần bật bếp kiểm tra ngọn lửa.
  • Tránh dùng bếp ga gần thiết bị bắt lửa: gần bếp ga, bạn không nên để các thiết bị, vật dụng dễ bắt lửa như dây điện, lò nướng, lò vi sóng, sáp, cồn, khăn vải, giấy,….
  • Khóa van sau khi sử dụng: sau mỗi lần nấu ăn xong, bạn cần tắt bếp đúng cách và khóa van bình ga để phòng tránh nguy cơ rò rỉ ga dẫn tới cháy nổ.
  • Kiểm tra bếp ga định kỳ: Sau 6 tháng đến 1 năm, bạn cần kiểm tra bếp, bình ga, dây dẫn, van khóa xem chúng còn đảm bảo chất lượng hay không. Nếu bị hoen rỉ, hư hỏng, bạn cần thay mới.

Nước xịt phòng

 

Lạm dụng nước xịt phòng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe
Lạm dụng nước xịt phòng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe

Nước xịt phòng rất được các chị em nội trợ sử dụng để căn phòng gia đình thơm tho, sạch sẽ. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đây lại là một vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp. Bởi trong loại nước xịt này chứa rất nhiều hóa chất, gửi lâu, gửi nhiều, chúng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe: bệnh hô hấp, gây trầm cảm, dị tật bẩm sinh, ung thư, mất cân bằng hormone,….

Nếu bạn muốn căn bếp thông thoáng, tốt nhất, bạn nên vệ sinh, lau chùi hằng ngày, đổ rác thường xuyên. Ngoài ra, khi sử dụng nước xịt phòng, bạn nên tránh để chúng tiếp xúc với da, mắt. Cũng như không lạm dụng chúng xịt nhiều, xịt liên tục. Đặc biệt, không nên xịt trong môi trường kín, bạn cần mở cửa thông thoáng, bật quạt để không khí được lưu thông.

>>> Bạn đã biết: Những sai lầm khi dùng nồi chiên không dầu mà bà nội trợ hay mắc phải

Khăn lau

Khăn lau nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm
Khăn lau nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm

Trong gian bếp không thể thiếu đi sự góp mặt của những chiếc khăn lau. Lúc nấu ăn, lau dọn, chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều dùng đến chúng. Thế nhưng, khăn lau lại chính là nơi tiềm ẩn nhiều vật bẩn nhất trong nhà bếp. Nhất là trong môi trường bếp ẩm ướt, vi khuẩn càng phát triển, lây lan nhanh chóng, tạo mầm bệnh gây hại cho con người.

Nhằm tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hại, bạn nên thường xuyên giặt khăn tay, phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời. Khăn cũ, khăn quá bẩn, bạn nên thay luôn, định kỳ nên thay khăn mỗi tháng một lần.

Miếng rửa bát bằng bọt biển

Miếng rửa bát bằng bọt biển có nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu
Miếng rửa bát bằng bọt biển có nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu

Miếng rửa bát bằng bọt biển, thậm chí cả miếng giáp sắt cọ xoong, nồi đều là môi trường thuận lợi để hàng ngàn vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Theo kết quả nghiên cứu của nhà vi trùng học Carlos Enriquez, miếng rửa chén còn có nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu. Mức độ gây nguy hiểm của nó gần đạt đến mức độ 4, cấp độ gần tối đa trong tháng 5 cấp độ báo động nguy hiểm của chuyên gia khoa học Michael Hanlon.

Thế nhưng, chúng ta lại sử dụng chúng hàng ngày, vi khuẩn sẽ từ miếng bọt biển rửa bát bám sang bát đĩa rồi thông qua đó gây bệnh cho con người. Để tiêu diệt vi khuẩn, bạn cần làm sạch miếng rửa bát thường xuyên bằng cách vệ sinh nó dưới vòi nước nóng hoặc ngâm trong thuốc tẩy pha loãng ít phút trước khi giặt lại bằng nước sạch. Còn cách rửa thông thường không thể ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát sinh.

Dao kéo

Dao kéo là vật dụng không thể thiếu nhưng cũng rất nguy hiểm trong nhà bếp
Dao kéo là vật dụng không thể thiếu nhưng cũng rất nguy hiểm trong nhà bếp

Dao, kéo là những vật dụng hỗ trợ đắc lực trong quá trình chế biến thức ăn, cắt gọt hoa quả. Để cắt thực phẩm, hoa củ quả dễ dàng, nhanh chóng, bạn cần đảm bảo chúng luôn sắc. Bởi nếu không, chúng có thể trượt khỏi tay nếu bạn cố tình thái, dẫn tới nguy cơ bị đứt tay hoặc gây thương tổn tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Hơn nữa, sau khi sử dụng xong, bạn không nên bỏ chúng lẫn vào bồn rửa bát, rửa chung với bát đũa. Đôi khi vô tình, không chú ý, bạn hoặc người thân trong gia đình sẽ bị đâm vào tay khi rửa đồ. Ngoài ra, trong gian bếp, bạn cần có một ngăn kéo tủ hoặc giá treo dao, kéo để đảm bảo an toàn, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ.

Bồn rửa bát

Vệ sinh bồn rửa bát kỹ càng tránh rước mầm bệnh vào người
Vệ sinh bồn rửa bát kỹ càng tránh rước mầm bệnh vào người

Thêm một vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp đó chính là bồn rửa bát. Sau khi rửa chén bát, thực phẩm, thức ăn, dầu mỡ, vụn thực phẩm,… còn bám đọng lại trên thành bồn. Nếu để lâu, chúng sẽ sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người như salmonella, e.coli,….

Cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn, tránh reo rắc mầm bệnh cho mọi người, bạn hãy chú ý vệ sinh bồn rửa bát kỹ càng sau mỗi lần rửa đồ. Đồng thời không ngâm bát đũa lâu ở trong chậu.

Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa

Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người
Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người

Nhanh, thuận, tiện là những từ dùng để nói về tác dụng của các loại hộp đựng thực phẩm bằng nhựa. Cộng thêm mẫu mã đẹp, kích thước phong phú, giá siêu rẻ nên chúng được rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Thế nhưng, chúng lại mang tới nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

Sau một thời gian sử dụng, dùng các chất tẩy rửa để làm sạch, hộp sẽ có các vết trầy xước hoặc ngả vàng. Những vị trí đó chính là nơi để các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cho con người phát triển. Ngoài ra, nếu dùng các loại hộp từ nhựa kém chất lượng, chúng sẽ sản sinh ra BPA, một chất độc gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm: tiểu đường, béo phì, vô sinh, ung thư.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên hạn chế dùng hộp đựng thực phẩm bằng nhựa. Thay vào đó nên ưu tiên dùng đồ sứ, gốm, thủy tinh,…. Nếu có dùng đồ nhựa, bạn tuyệt đối không cho thức ăn nóng, trên 70 độ C vào vì có khả năng hấp thụ các hóa chất độc hại. Hơn nữa, bạn chỉ nên chọn hộp nhựa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, làm bằng nhựa an toàn như nhựa nguyên sinh, PP, PVC, PET,…

Trên đây là 11 vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà bếp. Mong rằng qua những chia sẻ này của Thiết Bị Nhà Bếp Nhật, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích, biết giữ cho căn bếp sạch sẽ, vừa tạo ra những món ăn ngon lại an toàn cho sức khỏe gia đình.

Trả lời